TP.HCM: Thông tin phát hiện người nhiễm biến chủng Omicron là tin đồn thất thiệt
Việc dời thủ đô mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ, dẫn đến chuyển dịch đáng kể bản sắc văn hóa của một quốc gia. Đó là lý do Tổng thống Masoud Pezeshkian đang phải đối đầu với nhiều chất vấn từ giới chính khách và những người khác ở Iran về kế hoạch này.Kế hoạch được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang đối mặt sức ép sau thời gian dài bị phương Tây cấm vận, và giá trị đồng rial giảm xuống mức lịch sử vào tháng 12.2024.Tehran hơn 200 năm trước đã trở thành kinh đô của Iran dưới triều đại của hoàng đế khai quốc Āghā Moḥammad Khān thuộc nhà Qājār.Ý tưởng dời thủ đô đi nơi khác lần đầu được nhắc đến dưới thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi thập niên 2000. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Pezeshkian một lần nữa khơi lại đề xuất này nhằm giải quyết những vấn đề Tehran phải đối mặt hiện nay như đông dân, khan hiếm nước, thiếu điện và những thách thức khác.Dù ý kiến trên được thảo luận trước đó, kế hoạch triển khai chưa từng được thi hành trên thực tế vì thiếu hụt tài chính và tranh cãi về chính trị.Iran International dẫn lời người phát ngôn chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani cho biết "thủ đô mới của nước này chắc chắn sẽ tọa lạc ở miền nam, thuộc vùng Makran, và vấn đề này đang được xúc tiến".Bà thêm rằng chính quyền Tổng thống Pezeshkian đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các học giả, giới tinh hoa và các chuyên gia, bao gồm kỹ sư, nhà xã hội học và kinh tế học.Người phát ngôn cho biết dự án dời thủ đô đang trong giai đoạn thăm dò.Garena chính thức phát hành game đấu tướng chiến thuật mobile đầu 2023: Garena Cái Thế Tranh Hùng!
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 25.3.2024
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 7.3, giá vàng miếng SJC sụt giảm khi niêm yết mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng, giảm 300.000 đồng so với ngày hôm qua. Các công ty kinh doanh vàng như PNJ, Doji… niêm yết mua bán vàng miếng bằng giá với Công ty SJC. Chênh lệch mua bán vàng miếng tiếp tục giữ ở mức 2 triệu đồng/lượng.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty SJC cũng giảm giá mua vào 90,7 triệu đồng, bán ra 92,7 triệu đồng. Trong khi đó, Công ty PNJ giảm 200.000 đồng khi mua vào còn 91,5 triệu đồng, bán ra giữ nguyên 92,9 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 91,4 triệu đồng, bán ra 93 triệu đồng/lượng; Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 91,6 triệu đồng và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra, xuống 93,1 triệu đồng... Vàng nhẫn tại các công ty bán ra tiếp tục cao hơn vàng miếng từ 300.000 - 400.000 đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng 4 USD, lên mức 2.908 USD/ounce. Nhà đầu tư có phần yên tâm sau khi thông báo từ Nhà Trắng về việc hoãn thuế 1 tháng đối với các nhà sản xuất ô tô bán ô tô tuân thủ Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Thông báo này đã mang lại cho nhà đầu tư hy vọng rằng các khoản thuế mà Tổng thống Donald Trump công bố sẽ được hoãn thêm, từ đó giảm bớt tác động dự kiến đối với nền kinh tế Mỹ.
"Đây là cuộc chiến cần phải chấm dứt, và tôi nghĩ ông ấy có thể làm được điều đó trong thời gian tới", ông Kellogg nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. Theo đặc phái viên hòa bình Ukraine do ông Trump chọn, đội ngũ của vị tổng thống đắc cử Mỹ sẽ nỗ lực tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cả Nga và Ukraine. "Tôi nghĩ họ sẽ tìm ra giải pháp khả thi trong thời gian tới. Hãy đặt mục tiêu là 100 ngày", ông Kellogg cho hay. Ông Kellogg không nêu chi tiết về bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào đang được chính quyền Mỹ mới xem xét."Mọi người cần phải hiểu rằng, ông ấy không cố gắng trao cho ông Putin hay người Nga bất cứ điều gì, ông ấy thực sự đang cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của họ. Ông ấy sẽ đảm bảo rằng đó là một giải pháp công bằng và bình đẳng", ông Kellogg nói. Trong bài phát biểu, ông Kellogg cũng khen ngợi ông Trump vì sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cho rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối làm việc với nhà lãnh đạo Nga là "sai lầm lớn". Theo The Kyiv Independent, những phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố rằng ông sẽ không khởi động các cuộc đàm phán hòa bình cho đến sau lễ nhậm chức của mình. Ông Trump sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20.1. Trong một cuộc họp báo vào ngày 7.1, ông Trump đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Biden về việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và nói rằng việc Mỹ ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của Ukraine là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện nay. Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ông nhiều lần nói rằng ông sẽ đàm phán để kết thúc xung đột Nga - Ukraine ngay khi ông đắc cử. Theo The Wall Street Journal, nhóm của ông Trump đang nghiên cứu kế hoạch trì hoãn việc Ukraine gia nhập NATO ít nhất 20 năm, đổi lại phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine để giám sát một lệnh ngừng bắn tiềm tàng với Nga.
Lý Hương: Từ nhỏ đã được dạy 'biết sống yêu thương, có tình có nghĩa...'
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.